Chào mừng đến với website của Chi Hội Lá Bồ Đề thuộc Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo Tp.HCM                                                                                            Hạnh phúc là khi biết sẻ chia.                                                                                                    Người trồng cây Hạnh người chơi  -  Ta trồng cây Đức để đời về sau

Tin mới nhất

Tìm hiểu về lễ VESAK

Trên thế giới ngày lễ Phật đản của mỗi nước được tổ chức không cùng một thời gian bởi tùy thuộc vào lịch âm lịch được sử dụng trong các nền văn hóa khác nhau. Năm 1959,đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch hàng năm.

TÌM HIỂU VỀ NGÀY LỄ PHẬT ĐẢN - VESAK

        Trên thế giới ngày lễ Phật đản của mỗi nước được tổ chức không cùng một thời gian bởi tùy thuộc vào lịch âm lịch được sử dụng trong các nền văn hóa khác nhau. Nói chung, ở các nước theo dương lịch, ngày này sẽ diễn ra trong tháng 5, hoặc là tháng 6 (năm nhuận) và mỗi năm sẽ có ngày khác nhau (do sự chênh lệch giữa âm lịch và dương lịch). Như năm 2014 tại Việt Nam, Thailand, Myanmar, Singapore, Malaysia là ngày 13.5.2014 nhằm ngày rằm tháng 4 âm lịch. Tại Sri lanka, India, Indonesia ngày 14.5.... Tuy nhiên, tại China, Taiwan, Korea, Đại lễ Phật đản được tổ chức vào ngày 06.5.2014 tức nhằm mùng  8 tháng Tư âm lịch (năm 2015 là ngày 25.5). Tại Japan là ngày 08.4 dương lịch .v.v…

         n Độ từ xưa vẫn có 4 thứ lịch : lịch Sóc vọng, lịch Mặt trời, lịch Địa cầu, lịch Ngôi sao. Trung Quốc cũng có 4 thứ lịch : lịch nhà Hạ, (chính kiến dần) lịch nhà Thượng hay nhà Ấn (chinh kiến sửu), lịch nhà Chu, (chính kiến tý), lịch nhà Tần (chính kiến hợi). Bốn thứ lịch này đều là Âm lịch. Lịch nhà Hạ vẫn hiện hành từ xưa đến nay, có thể gọi là âm dương lịch, vì nội dung đối chiếu cả các ngày tháng về dương lịch.

        Ngày nay phổ biến có 2 loại lịch là : Sóc vọng của Ấn Độ và Hạ lịch (ta thường gọi là nông lịch) của Trung Quốc mà xác định ngày lễ Phật Đản, vì 2 lịch này đều tính theo độ số chu toàn của sao Thái Âm xoay quanh trái đất mà làm lịch. Mỗi nguyệt chu là 19 năm, cũng mỗi năm 12 tháng, có tháng đủ, có tháng thiều và tháng nhuận bù trừ vào nhau, mặc dù ngày tháng sáp đạt có chênh lệch mỗi năm đều khác nhau. 

        Mỗi tháng của lịch Ấn Độ đều muộn hớn lịch Trung Quốc một tháng rưỡi. Ngày trăng tròn của lịch Ấn Độ thì đạt vào ngày cuối cùng của mỗi tháng, chứ không phải giữa tháng như lịch Trung Quốc. Các ngày 30 trong mỗi tháng của lịch Ấn Độ đều trùng hợp với ngày 15 trong mỗi tháng của lịch Trung Quôc, như thế ngày trăng tròn của lịch Ấn Độ tức là ngày trăng tròn của lịch Trung Quốc vậy.  Chỉ có một điều khác nhau giữa 2 lịch nhưng không ảnh hưởng sai trái với ngày trăng tròn, nghĩa là lịch Trung Quốc một năm chia thành 4 mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông, lấy 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão.....đạt tên cho 12 tháng. Lịch Ấn Độ thì chia một năm làm 3 mùa : Xuân, Hạ, Đông (mỗi mùa 4 tháng) không có mùa Thu, lấy tên 12 ngôi sao đặt cho 12 tháng.

        Phật đản là ngày Đức Phật được sinh ra tại vườn Lâm Tì Ni, thành Ca Tì La Vệ nay thuộc Nepan. Theo ngôn ngữ Sinhala: වෙසක් පෝය nghĩa là ngày lễ vào tháng vesākha hay là Vesak theo lịch Ấn Độ. 

        Trước năm 1959 các nước Á Đông, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo – Sri Lanka, từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 08 tháng 6 năm 1950 có đại biểu chính thức của Việt Nam tại Đại hội  là Thượng tọa Tố Liên, đại biểu đến từ 26 nước là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch hàng năm.

        Ngày Phật đản (Vesak day) hay còn gọi là ngày Tam hợp (tam hiệp), kỷ niệm 3 sự kiện chính trong cuộc đời của Đức Phật bao gồm:

        - Phật Đản sinh ngày mùng 08.4 năm 624 trước tây lịch nước Ca-tỳ-la-vệ. (theo hệ phái Bắc Tông). Theo Nam tông Ngài sinh vào ngày Rằm tháng Tư năm 624 trước Tây lịch.

        - Phật Thành đạo (mùng 08.tháng chạp )

        - Phật Niết-bàn (mùng 15.2).

Niên lịch của Phật Thích Ca (Theo kinh điển Đại Thừa)

Phật đản sinh ngày 8 tháng 4 (Trước Chúa giáng sinh 624 năm

19 tuổi xuất gia, nhằm ngày 8 tháng 2

5 năm tầm học các đạo

6 năm tu khổ hạnh

49 ngày nhập định

30 tuổi thành đạo, nhằm ngày mùng 8 tháng Chạp

49 năm thuyết pháp độ đời

80 tuổi nhập Niết Bàn, nhằm ngày Rằm tháng 2

        Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia, để tôn vinh giá trị đạo đức, nhân văn, khoa học thực tiễn trong giáo lý của Phật. “Từ bi” là giá trị văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật,  tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc vào ngày trăng tròn của tháng 5 dương lịch. Các năm tới, tương ứng với các ngày trong dương lịch như: Năm 2015, là ngày 4 Tháng 5. Năm 2016, là ngày 21 Tháng 5… Những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm thuộc Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi (luân phiên tổ chức trên các quốc gia, trong đó Việt Nam đã tổ chức 2 lần vào năm 2008 tại Hà Nội và năm 2014 tại Chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình).

        Đại lễ Vesak với những nghi thức của Đạo Phật, cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình. Thúc đẩy các vấn đề liên hệ dựa trên giáo pháp đầy trí tuệ và từ bi của Đức Phật nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc trọng tâm là hòa bình, nhân ái. Cùng các vấn đề liên quan đến Quan điểm Phật giáo. Nghi lễ phổ biến bao gồm những nghi thức, lễ tắm tượng Phật, phóng sinh, những buổi tọa đàm, hội thảo, thuyết pháp, cúng dường nến và hoa ….

        Phóng sinh động vật nói chung là một nghi thức phổ biến đối với Phật tử. Phóng sinh nhằm nuôi dưỡng lòng từ bi của chúng ta, xem sinh mạng của loài vật như sinh mạng của chính mình. Được vậy thì sẽ chẳng cuồng vọng, điên đảo nữa, sẽ chẳng tạo nghiệp giết hại nữa. Trong khi thực hiện việc phóng sinh, nhân đó có thể thấu hiểu được chân lý vạn vật đều bình đẳng, đều có cảm giác, đều có tính Phật, đều có thể thành Phật.

 

        Phóng sinh đó là một biểu tượng của sự giải thoát tạo sự sống cho muôn loài. Nhưng trong những năm gần đây, nhận thức về hệ sinh thái cũng đã dẫn đến nhiều sự kiềm chế hơn. Năm nay, Hội đồng Quản trị Công viên Quốc gia cũng như Hội Ái hữu Phật giáo Singapore đã khuyên các Phật tử không làm việc này, chứng minh rằng hầu hết các loài vật đã được thuần hóa hay trong môi trường thuần dưỡng, khi được thả vào môi trường tự nhiên có thể không tồn tại vì nhiều yếu tố, những loài động vật tồn tại được nhưng lại có thể làm đảo lộn hệ sinh thái trong tự nhiên. Tờ báo South China Morning Post của Hong Kong lưu ý việc phóng sinh cá xuống biển phải chú ý rằng cá được thả không phải là loài ngoại lai. Một phát ngôn viên của Green Power, một nhóm môi trường địa phương, nói rằng "bằng cách chọn sai các loài sinh vật, các Phật tử có thể làm hại cho môi trường sống nhiều hơn lợi".

        Phật Đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều quốc gia Châu Á như Thailand, Sri Lanka, Malaysia, S'pore, Indonesia, Hong Kong, Myanmar, Taiwan, Cambodia... Ở một số quốc gia, đặc biệt là Thailand, Sri Lanka, hai ngày được dành cho việc cử hành Vesākha và tất cả các quán bar, cửa hàng rượu, bia và lò giết mổ phải đóng cửa do nghị định của chính phủ. 

             An Khánh L.B.Đ (Tổng hợp từ Buddhadharma News và The Straits Times)

CHI HỘI LÁ BỒ ĐỀ

Copyright © 2013 CHI HỘI LÁ BỒ ĐỀ.
Email : labode.tt@gmail.com
CellPhone: 0903.772426 (Liên hệ từ thiện)
Hoặc 0903.741788 (Liên hệ về Website).
FAX : (08)39203437 (Vui lòng liên hệ trước khi Fax).

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 57
Lượt truy cập: 9871614