Cần phải biết lắng nghe cơ thề của chính mình, tất cả những hiện tượng bất thường nào đó đều có thể là những báo hiệu của những điều không bình thường... Biết để tự điều chỉnh mình cần bổ sung những dưỡng chất nào hay phải hướng đến sự điều trị cần thiết, kịp thời. Tuy nhiên tham khảo để biết vì có những triệu chứng chỉ là sự bình thường và có thể là sự trùng hợp. Điều quan trọng là bạn đừng ngại đến tham vấn với Bác sĩ, đó là tốt nhất và cần thiết.
NHỮNG TÍN HIỆU CẢNH BÁO CỦA CƠ THỂ (Phần 1)
Cần phải biết lắng nghe cơ thề của chính mình, tất cả những hiện tượng bất thường nào đó đều có thể là những báo hiệu của những điều không bình thường. Cơ thể chúng ta có thể được xem là một bộ máy tự động siêu hoàn chỉnh và sẽ biết gửi tín hiệu cảnh báo cần thiết. Có những triệu chứng của cơ thể là phổ biến và bình thường như cảm cúm thường hay mệt mỏi, sổ mũi, đau đầu... Nhưng nếu các triệu chứng xuất hiện đột ngột, không có nguyên nhân rõ ràng thì bạn cần hết sức lưu ý. Tất cả những dấu hiệu, hiện tượng bất bình thường, nếu quan tâm, bạn sẽ dễ dàng nhận biết để tự điều chỉnh mình cần tăng cường bổ sung những dưỡng chất nào hay cần hướng đến sự điều trị cần thiết, kịp thời.
1. Môi nứt nẻ
Thường bị nẻ môi quanh năm, điều này có nghĩa là cơ thể bạn không nhận đủ nước và bạn thiếu hụt vitamin B12. Nếu không được cải thiện hay bổ sung thực phẩm có nhiều vitamin B12 sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như thiếu máu. Trong mùa đông việc bị nứt môi là bình thường không có gì phải quan ngại, chỉ cần thoa chất tạo ẩm mà thôi.
2. Móng tay
Móng tay của bạn trông như thế nào, có bình thường trắng hồng không? Nếu móng tay sần sùi thì có thể bạn đang thiếu chất sắt. Có đốm trắng trên móng tay là dấu hiệu của thiếu hụt chất kẽm. Các đường lằn, đường cong hiển thị dưới móng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt.
3. Chuột rút ở chân
Nếu bị chuột rút ở chân và bắp chân vào ban đêm thì có thể bạn bị thiếu hụt calci, kali. Có nhiều nguyên nhân trong đó có cả sự rối loạn nội tiết đặc biệt là với phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Việc lao động hay tập thể dục quá chăm chỉ mỗi ngày sẽ dễ khiến cơ thể bị nước và chất điện giải do ra nhiều mồ hôi. Nếu chỉ uống nhiều nước thì có thể bạn chỉ bù lượng nước đã mất chứ không bù được các chất điện giải đã mất, bao gồm cả kali. Các thức ăn uống giàu chất kali, magné, calci như nước dừa, chuối, cải bó xôi, bông cải xanh và bưởi. Việc bổ sung viên cal D cũng tỏ ra hiệu quả với triệu chứng chuột rút.
4. Bàn tay, bàn chân bị tê
Tê nhưng không do tác động ngoài ý muốn như nằm, ngồi lâu, chèn ép… Cho thấy bạn thiếu các vitamin nhóm B cùng với acid folic. Thiếu vitamin B có thể ảnh hưởng trực tiếp các dây thần kinh ngoại biên trong da. Do đó, cần bổ sung vitamin nhóm B (neurobion), cần ăn rau xanh nhiều lá như cải bó xôi, ăn trứng, đậu, thịt gia cầm và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu vẫn còn tê hoặc ngứa ran thì hãy gặp bác sĩ vì cũng có thể do tư thế nằm đầu quá cao, không đúng cách hoặc do sự chèn ép của đốt sống lên hệ thần kinh…
5. Rụng tóc nhiều
Rụng tóc thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới đây cũng là điều tự nhiên vì tóc phụ nữ phát triển dày và nhiều hơn và thời gian tăng trưởng cũng dài hơn. Mỗi sợi tóc đều qua 3 giai đoạn là tăng trưởng (anagen), dừng tăng trưởng (catagen) và giai đoạn thoái hóa (telogen) chu trình này kéo dài từ 2 đến 7 năm. Việc rụng tóc do sự thoái hóa để nhường chổ cho sự tăng trưởng mới là một qui luật tự nhiên. Rụng tóc nhiều có thể do nhiều nguyên nhân đơn lẽ hay kết hợp : do áp lực tâm lý (stress), rối loạn chức năng hệ miễn dịch, thiếu dưỡng chất (do ăn uống không đúng cách), ngộ độc hay do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh, mất cân bằng hormone (như giai đoạn mang thai, sinh con), sử dụng nhiều hóa chất có trong hóa phẩm làm đẹp tóc, lạm dụng máy sấy tóc, nhiễm trùng da đầu, do một bệnh nào đó hoặc bệnh bẩm sinh, di truyền. Chế độ ăn dẫn đến suy dinh dưỡng có thể làm cho tóc khô giòn và rụng tóc. Nghiên cứu cho thấy, sự thiếu hụt các vitamin nhóm B như B5, B6, B1, biotin hay clo cũng có thể là nguyên nhân khiến tóc luôn giòn, dễ gãy và không bóng mượt. Chế độ ăn có ít protein, axit béo thiết yếu và các chất dinh dưỡng như vitamin C, kẽm và sắt đều có liên quan đến rụng tóc, thưa tóc và mất sắc tố. Ngoài ra, sự bài tiết bã nhờn quá nhiều hoặc sự thay đổi tính chất bài tiết bã nhờn cũng có thể gây rụng tóc. Khi thấy tóc rụng nhiều nghĩa là phải rụng mỗi ngày trên trăm sợi (bình thường từ 50 đến 70 sợi), bạn nên tìm hiểu nguyên nhân để cải thiện, đặc biệt là với bất thường nơi cấu trúc da đầu cũng nhưng tại chân tóc, với các bệnh ngoài da việc điều trị khi mới phát bệnh tỏ ra có hiệu quả hơn.
6. Ăn không ngon
Một người khỏe mạnh, do sự tiêu hóa và nhu cầu tiêu thụ năng lượng của cơ thể, sẽ có cảm giác đói sau một khoảng thời gian nào đó trong ngày và khi có cảm giác đói song hành với việc có nhu cầu phải ăn. Đôi khi trong ngày cảm thấy không muốn ăn vì trước đó bạn đã ăn nhiều, ăn thức ăn có nhiều đạm, nhiều dinh dưỡng hoặc có thể do từ một số thức ăn gây khó tiêu, điều đó cũng là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ăn không ngon hoặc không muốn ăn trong nhiều ngày mà không rõ nguyên nhân thì không nên xem nhẹ điều này. Mất cảm giác ngon miệng là dấu hiệu cho thấy bạn không hoàn toàn khỏe mạnh, cần tham vấn với Bác sĩ.
7. Nước tiểu quá vàng
Theo màu vàng từ vừa đến sậm biểu thị cơ thể đang thiếu nước nhiều hay ít (tất nhiên sẽ tiểu ít thậm chí kèm theo hiện tượng nóng khi tiểu), trắng trong suốt là dư lượng nước (phản xạ của cơ thể sẽ tiểu cần nhiều), trắng hơi vàng là đủ nước. Màu sắc của nước tiểu cũng là dấu hiệu đặc trưng biểu thị tình trạng sức khỏe của cơ thể. Cũng cần biết, trong nhiều loại thực phẩm hay thuốc mà bạn đã dùng cũng có thể tạo nên màu sắc bất thường, điều này sẽ cải thiện rõ trong khoảng thời gian sau từ 4 đến 6 giờ đồng hồ nếu không tiếp tục nạp chất đó. Nhưng nếu bạn đã tăng lượng nước nạp vào cơ thể, tiếp tục theo dõi, khẳng định đủ nước mà nước tiểu vẫn là một màu vàng đậm, thậm chí đậm hơn, điều đó chứng tỏ chất thải trong hệ niệu không được xử lí đúng cách và thận của bạn có vấn đề cần tham vấn với Bác sĩ. Nếu nước tiểu có màu đỏ hoặc sậm đen thì việc trước tiên là phải đến ngay bệnh viện.
8. Giảm cân đột ngột
Giảm cân và giảm nhiều đột ngột trong một thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân có thể là một tín hiệu không tốt, dấu hiệu cảnh báo bạn thiếu cân bằng dinh dưỡng (ăn nhiều cũng không hẳn là đủ dinh dưỡng nếu ăn không đúng cách, nhất là với những người chỉ thường ăn những gì mình thích) hoặc đang mắc căn bệnh tiềm ẩn nào đó, thí dụ như bệnh tiểu đường… Hoặc một số vấn đề sức khỏe khác. Bạn đang ăn kiêng và cố tập thể dục để giảm cân, thì việc giảm cân ấy nếu có cũng nên diễn ra từ từ và giảm trong chừng mực nhất định là hợp lý. Nếu vì một lý do riêng nào đó việc bạn ép giảm cân bằng cách cắt nguồn dinh dưỡng, hoặc ép giảm thái hóa trong thời gian ngắn, điều đó chính bạn đang tạo sự nguy hiểm cho cơ thể của chính mình .
9. Mệt mỏi thường xuyên
Bạn có thể ngủ rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên nhất là vào buổi chiều, có thể do thiếu năng lượng cho một ngày hoạt động, xuất phát từ sự nạp chất dinh dưỡng thiếu hụt hoặc không đúng từ chế độ ăn uống như nặng về các carbohydrate và thiếu protein, cũng có thể liên quan đến thiếu vitamin C. Mặt khác có thể chỉ ra rằng có một vấn đề với tuyến giáp hoặc thận của bạn. Vấn đề ở đây là tuyến thượng thận bị kiệt sức dẫn đến cơ thể sử dụng hết tất cả năng lượng đầu vào mà không có năng lượng thay thế thích hợp. Sau đó dẫn đến cơ thể của bạn ngày càng có chiều hướng đi xuống trong khi nó đang cố làm việc chăm chỉ, cố gắng để bảo vệ bạn khỏi các loại độc tố khác nhau mà bạn có thể vô tình tiếp nhận vào từ bên ngoài. Vì vậy, bạn không nên coi nhẹ những biểu hiện này, hãy kiểm tra tuyến giáp của bạn cũng như cần làm những xét nghiệm liên quan đến thận. Tuy nhiên mệt mỏi thường xuyên cũng có thể là do strees, hút quá nhiều thuốc lá, dùng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, uống rượu, bia vv…
10. Khó ngủ
Khó ngủ là dấu hiệu của những rối loạn trong cơ thể. Trong một tháng hay một tuần có một ngày nào đó cảm giác rất khó ngủ thì không cần bận tâm vì đó có thể là chu trình sinh lý của cơ thể. Không ngủ được, phải khẳng định là không có tác động từ yếu tố khách quan như lo sợ, buồn phiền… Mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, gây tổn hại cho sức khỏe, tinh thần, cảm xúc và thể chất của bạn. Nếu điều này xuất hiện thường xuyên, bạn nên tới bác sĩ kiểm tra để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị, tránh việc tự dùng thuốc an thần để ngủ được, điều đó dễ dẫn đến việc lạm dụng và nghiện thuốc.
11. Dễ bị cảm lạnh hơn
Nếu bạn dễ bị cảm lạnh có thể chỉ ra rằng bạn cần phải tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể vì lúc này, hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cơ thể khó tránh được những vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy giảm chủ yếu là do cơ thể bị thiếu vitamin C từ đó thường dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thường xuyên cảm cúm, cảm lạnh, xuất huyết dưới da (vết bầm tím), bệnh về nướu răng, chậm tăng trưởng, đau cơ, khớp, vết thương lâu lành sẹo, gia tăng quá trình lão hóa và gia tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính không lây như ung thư, tim mạch và thoái hóa khớp... Cũng cần là xét nghiệm máu để kiểm tra phản ứng CRP. Việc trước tiên là cố gắng để cải thiện sức khỏe chung của bạn bằng cách tăng cường vitamin, khoáng chất. Cách bổ sung vitamin C đơn giản nhất là tiêu thụ các loại rau và trái cây như cam quít, dâu, tiêu, cà chua, rau lá xanh và khoai tây... Việc mỗi ngày dùng một ly nước cam hay chanh với mật ong là rất lợi ích.
12. Chảy máu chân răng
Với người lớn, bị viêm lợi, chảy máu chân răng, có thể vô hại vì chỉ mất lượng máu nhỏ nhưng cũng có thể gây nên tụ máu dưới màng xương, tạo đốm xuất huyết, tăng sừng hóa ở nang lông. Nếu không được ngăn chặn kịp thời có thể gây thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc chảy máu ồ ạt nguy hiểm. Với trẻ còn bú cũng có thể có hiện tượng chảy máu chân răng hàm dưới thường do chế độ ăn nhân tạo. Nguyên nhân chủ yếu, khả năng từ sự thiếu hụt Vitamin C. Tuy nhiên cũng cần tham vấn với Bác sĩ để xác định tác nhân gây bệnh có phải từ Trichomonas , nhiểm trùng, nhiểm độc… để có hướng điều trị phù hợp. Những dấu hiệu của xuất huyết dưới da (mảng thâm tím lan rộng trên da), vết thương lâu lành, cũng là những triệu chứng do thiếu vitamin C. Nguồn cung cấp vitamin C chủ yếu là từ rau xanh, trái cây như là ớt, rau câu, cà chua, cam, quýt, táo xanh. Gan, thận động vật.
13. Khó chịu, đầy hơi trong bụng
Sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa bình thường được quyết định bởi lượng dinh dưỡng mà bạn nạp vào cơ thể. Một chế độ ăn uống nghèo nàn hay quá nhiều dưỡng chất có thể gây ra nhiều rắc rối cho hệ thống tiêu hóa như táo bón, đầy hơi hay tiêu chảy. Sự khó chịu, đầy hơi, thông thường có liên quan đến tình trạng thiếu cân bằng dưỡng chất như vitamin B1, B8, B12, C, D, E, K, magné, chất khoáng selen (Se) (chỉ có trong cơ thể người với hàm lượng rất nhỏ, nhưng vô cùng quan trọng), sắt (Fe) hay kẽm (Zn). Tuy nhiên trong nhiều loại thuốc trị bệnh cũng gây nên tác dụng phụ này. Với phụ nữ trong những ngày của kỳ kinh nguyệt cũng thường bị đầy hơi, khó chịu trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên nếu không phải trong kỳ kinh nguyệt mà vẫn có hiện tượng này và diễn ra liên tục có kèm đau phía bụng dưới, đau lan tỏa thí cần phải cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì có thể bạn đang có những rắc rối liên quan đến bệnh phụ khoa như viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng...
14. Đau đầu dữ dội
Những cơn đau đầu dữ dội và xảy ra đột ngột là những tín hiệu của sự nguy hiểm có thể bắt nguồn từ nguyên nhân là do thương tổn mạch máu trong não. Đây được gọi là chứng phình động mạch. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo gồm đau ngực, mỏi mệt và suy giảm thị lực. Nếu liên tục bị tình trạng này sẽ có thể ảnh hưởng đến tim và viêm màng não. Nếu bị phình động mạnh, khả năng chắc chắn đưa đến việc tai biến mạch máu não, bạn cũng như người thân cần hết sức lưu tâm đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tận dụng tối đa thời gian vàng (3 giờ sau khi có triệu chứng ban đầu) để xử lý kịp thời, đây là thời gian chữa trị mang lại hiệu quả cao nhất.
Những tín hiệu của cơ thể nêu trên, trong đó có những triệu chứng có liên quan đến bệnh đái tháo đường và bệnh về gan .
Với bệnh về gan : Ngoài những triệu chứng như có những trục trặc, khó chịu ở hệ tiêu hóa, trướng bụng, phân màu đen, nước tiểu sậm màu, mắt và móng tay bị vàng còn có các triệu chứng khác như : Hơi thở có mùi (tình trạng này là do cơ thể sản sinh quá nhiều ammonia, báo hiệu gan hoạt động không tốt). Quầng thâm quanh mắt và mỏi mắt. Thay đổi màu da (da trở nên thâm sạm kèm những đốm trắng dưới da).
Với bệnh đái tháo đường : Ngoài mệt mỏi, giảm cân không kiểm soát, dễ bị cảm cúm, cảm lạnh, còn có những triệu chứng như bệnh về da, ngứa (đặc biệt nơi vùng da thâm quanh cổ và hỏm nách. Thì chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường huyết lúc ấy xét nghiệm vẫn chưa cao), nhiểm nấm, vết thương lâu lành, mờ mắt và đặc biệt dễ nhận biết là các triệu chứng tiểu nhiều, khát nước nhiều, nhanh đói.
An Khánh (trích lược, tổng hợp)
By source : Ezyhealth, medicalguide, Live Science, Fox News