Chào mừng đến với website của Chi Hội Lá Bồ Đề thuộc Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo Tp.HCM                                                                                            Hạnh phúc là khi biết sẻ chia.                                                                                                    Người trồng cây Hạnh người chơi  -  Ta trồng cây Đức để đời về sau

Tin mới nhất

GIẾNG NƯỚC VÙNG CAO

Được chứng kiến cảnh sống của đồng bào dân tộc trong điều kiện thiếu nước sinh hoạt cả nước ăn uống, mùa khô muốn có nước ăn uống cho gia đình thì phải đi bộ xa có khi cả 10km để lấy từng chai “nước giọt” mà nguồn nước tự nhiên này ngày càng cạn dần vì rừng không còn (theo tập quán của đồng bào dân tộc, nơi nào tìm có được nước giọt thì mới chọn làm nơi sinh sống) nhìn những em bé người thì khô như mới lăn bột đầy bụi đất đỏ, đứa thì lắm lem (mồ hôi cộng với bụi đất), những phụ nữ mặc những cái áo vẫn còn đó dấu tích của sự không được giặt lâu ngày dơ bẩn đã làm nó đổi màu và thô cứng...Sau những lần thất bại,cuối cùng giếng nước nơi vùng nổi tiếng khô hạn nhiều năm qua đã thành công, sự thành công lớn hơn mong đợi.

CÔNG TRÌNH GIẾNG NƯỚC TẠI KUENG ĐƠN, H'BONG, CHƯ SÊ - GIA LAI

        Đã đến nhiều nơi như H’Bong, Dun, Ayun … Được chứng kiến cảnh sống của đồng bào dân tộc  trong điều kiện thiếu nước sinh hoạt cả nước ăn uống, mùa khô muốn có nước ăn uống cho gia đình thì phải đi bộ xa có khi cả 10km để lấy từng chai “nước giọt” mà nguồn nước tự nhiên này ngày càng cạn dần vì rừng không còn (theo tập quán của đồng bào dân tộc, nơi nào tìm có được nước giọt thì mới chọn làm nơi sinh sống) nhìn những em bé người thì khô như mới lăn bột đầy bụi đất đỏ, đứa thì lắm lem (mồ hôi cộng với bụi đất), những phụ nữ mặc những cái áo vẫn còn đó dấu tích của sự không được giặt lâu ngày dơ bẩn đã làm nó đổi màu và thô cứng.

        Tại K’te , Kueng Đơn nói riêng và xã H’Bong huyện Chư Sê nói chung, một trong những nơi trọng điểm về tình hình thiếu nước, nhiều năm qua Chính phủ cũng đã quan tâm tìm biện pháp để giúp cho bà con có nước sinh hoạt, từ năm 1999 đã đầu tư gần 100 triệu để đào giếng rộng khoảng 5m nhưng rồi nước không nhiều mà nước lại bị nhiểm vôi nặng (theo đồng bào đó là nước ma nên cũng không dùng). Cũng đã đầu tư đưa những giàn khoan lớn đến để khoan tìm nước nhưng cũng không thành công. Đưa những xi tẹc lớn vào làng để chứa nước do xe nước đến bơm cho bà con dùng nhưng cũng không duy trì được lâu. Cũng có hảng nước TB mang bình và định kỳ vào đổi nước nhưng cũng chỉ được một vài lần. Cũng đã có những hội đoàn đến khoan giếng giúp bà con nhưng hầu hết không thành hoặc nếu có thì cũng chỉ ít nước và toàn nước có vôi thế là tất cả mất tác dụng.

        Nhưng trước cảnh sống khốn khó của bà con mà nếu như chúng ta thì chắc chắn không thể thích ứng được dù chỉ 1 ngày giữa cảnh nắng nóng, đầy bụi đất, nước uống phải hạn chế, tắm, giặt là một hành động vô cùng lãng phí và thật vậy nhiều anh chị em đã nói “Trời ơi, sống như vậy làm sao sống được”.

        Cảm thương cho điều kiện sống của bà con, được sự hoan nghênh và mong đợi của dân làng cùng chính quyền địa phương, chúng ta quyết tâm khoan tìm nước cho buôn làng biết rằng điều đó chúng ta như đang chấp nhận đương đầu với thử thách (vì cũng đã có nhiều người và cả nhà nước khoan nhưng gần như tất cả không thành), chấp nhận may rủi bởi sự thành công là khá mơ hồ. Nhưng ta vẫn có một niềm tin.

        Giai đoạn 1 chúng ta thực hiện việc khoan tìm nước. Giai đoạn 2 sẽ làm tiếp giàn lọc theo phương án giàn nhiều tầng dạng mưa rơi để cho ra nước sạch ăn uống (sau khi kiểm nghiệm nước). Chúng ta cũng có tham khảo những giàn lọc nước sạch nhiều nơi trên Tây nguyên để học tập tuy nhiên giàn lọc chủ yếu là loại như chai như chai gió đá, mà theo kinh nghiệm của người chuyên môn thì loại đó + với công suất bơm lọc bình thường thì nước lọc chưa thể gọi là nước sạch đặc biệt là nước bị nhiểm E. Coli, nhiểm kim loại nặng... (phải dùng loại bơm đưa qua bình lọc có lưu lượng chỉ 300L/giờ và phải có đèn tia cực tím)

        Rồi sau những lần thất bại, bàn thua của chúng ta càng lộ rõ. Chưa có chương trình từ thiện nhân ái nào mà chúng ta liều như lần này, thương cảm cho điều kiện sống của bà con ta đã mạnh dạng ứng 50% ký hợp đồng khoan giếng quyết tâm thực hiện ngay, khi chương trình vẫn chưa khởi động. Chưa có chương trình từ thiện nào mà chúng tôi lo âu, bó tay, thậm chí stress như lần này vì tin thất bại cứ liền kề mà ta chỉ hy vọng và chờ may rủi, rồi nếu vẫn thất bại, rồi thì sẽ như thế nào… Tuy vậy ta vẫn không nản chí, bằng niềm tin cùng sự tính tâm về một việc làm thiện tâm chân chính cuối cùng giếng nước nơi vùng nổi tiếng khô hạn nhiều năm qua đã thành công, sự thành công lớn hơn mong đợi.

  

        Cũng xin chia sẻ thật lòng là khi đến khảo sát thực tế điểm dự định khoan lần 4 tại làng Kueng Đơn, trong lòng bổng có cảm giác bừng sáng một linh cảm khó diễn đạt được bằng lời, không hiểu sao khi đến đi quanh quanh, tự nhiên tôi đi vào đúng vị trí lổ khoan hiện nay ngồi xuống và cầu nguyện. Chưa lần nào thực hiện chương trình mà ta lại nói nhiều đến sự vi diệu và vi diệu thật.

        Khi tin vui báo về “có nước tốt lắm Chú ơi” mừng lắm nhưng vẫn chưa dám nói với ai vì có lần chúng ta cũng khoan có nước nhưng nước có ít không đảm bảo yêu cầu. Mấy ngày chờ đợi khá nặng nề, “bơm xả liên tục 4 ngày rồi nước vẫn cứ bơm phà phà, oke nhe Chú” nhìn hình ảnh các em vừa tắm vừa nô đùa dưới dòng nước được đưa lên từ lòng đất thật sự chúng tôi đã không kềm được xúc động.

        Song hành cùng giếng chúng ta tiếp tục thực hiện sân tắm giặt với mô hình phù hợp với tập quán của đồng bào dân tộc (tham khảo đặc tính của đồng bào dân tộc để vẽ nên mô hình dù cũng không có gì đặc biệt), sân rộng 16m2 (đào đất, đầm nền bằng chính những cây đá được lấy lên khi khoan giếng). Xây vách chia theo hình chữ T (vách có chân móng và trụ betong liên kết), phía trước chia thành hai bên (nam nữ) có gắn vòi sen phun làm sân tắm, phía sau dùng làm sân giặt và lấy nước. Đồng thời tiến hành thực hiện khâu không kém phần quan trọng là lấy mẫu nước đưa về Viện Pastuer kiểm nghiệm để từ đó có phương án làm tiếp làm giàn lọc phù hợp (giàn lộ thiên để loại bỏ những vi khuẩn kỵ khí…) để cho ra nước sạch ăn uống nếu cần, “Chú yên tâm đi nước này uống được luôn, tụi con uống nước này mỗi ngày, nấu nước trà ngon lành” và chính chúng tôi cũng đã uống một chai nước sống với cảm nhận ngọt, trong, không có vị của vôi. Nhưng chúng ta vẫn đưa nước đi kiểm nghiệm vì đây là việc cần thiết.

        Việc kiểm nghiệm nước là một việc quan trọng và rất cần làm để xác định chất lượng nước nhất (không thể cảm nhận bằng cảm quang) vì làm sao ta biết trong đó có nhiểm những chất gì, lâu dài có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng hay không. Là một việc cần làm nhưng nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức. (xét nghiệm theo các chỉ tiêu, tiêu chuẩn VN chúng ta còn làm thêm chỉ tiêu về thủy ngân, Coliform, E.coli)

        Ngày đi nhận kết quả kiểm nghiệm nước, tự nhiên có tâm trạng hồi hộp dù đã xác định nhiểm gì thì làm giàn lọc thôi. Các chỉ tiêu đều trong giới hạn cho phép có nghĩa là nước đạt yêu cầu sử dụng và ăn uống và như thế chúng ta không cần phải làm thêm giàn lọc. Một kết quả ngoài cả sự mong đợi và theo chính quyền địa phương thì đây cũng là điều rất vui và bất ngờ, nếu không xét nghiệm thì không thể tin được bởi H’Bong là vùng nổi tiếng bị nhiểm vôi.

        Một công trình đã thành công. Một giếng nước phục vụ cho làng có 126 hộ với tổng giá trị là 104 triệu đồng.

        Tham khảo thêm phần công khai tài chính nơi mục tài chính : Folder giếng nước vùng cao (có 2 phần giếng nước và quà)

        Một canh bạc với 7 phần ta thua nhưng ta đã thắng và thắng lớn, có thể nói thật vi diệu về nhiều mặt mà ngay cả chính quyền địa phương đã nói thật “Các anh giúp bà con chúng tôi rất mừng nhưng thật tình lúc đầu chúng tôi không hy vọng vì đã nhiều lần, nhiều công trình đã không thành công, bây giờ mới dám nói” .

        Cũng xin nói thêm, khi quyết định khoan giếng giúp bà con ta cũng đã chủ động tham khảo nhiều nơi, mỗi nơi có giá khoan giếng cao thấp khác nhau với những điều kiện khác nhau mà nếu không đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thì ta sẽ ôm xô, rồi qua “người môi giới từ thiện” mà khi mới biết ta đã nhầm tưởng là một goodfriend có giới thiệu ông “khoan giếng từ thiện” (tạm gọi những danh từ như thế) với giá cùng điều kiện chấp nhận được, ta ký hợp đồng. Nhưng rồi sau những lần thất bại ông này tính bài rút lui khi tuyên bố không làm tiếp nếu không chi thêm cho ông mỗi lổ khoan 5 triệu đồng đặt chúng ta vào thế “cưởi trên lưng cọp” trong khi 50% tiền ông đã cầm. Chấp nhận điều kiện đưa ra nhưng không nghỉ là ông bán lại công trình cho người khác và cũng thật may mắn (cũng có thể gọi là vi diệu) ta gặp được người không phải “khoan từ thiện” nhưng lại có tâm từ thiện đã giúp cho chúng ta rất nhiều điều.    

        Cũng nói thêm ngay cả bộ giếng nước và công trình phụ của ta thực hiện cũng có người đến quay phim, chụp ảnh rồi đăng lên Fb chung chung gây ngộ nhận hay như là họ thực hiện còn ta tài trợ, để đánh bóng tên tuổi. Những nhà từ thiện thời @ ???

        Do thời gian của Ban từ thiện thành phố Bạc Liêu nhờ chúng ta làm hướng đạo để đến Gia Lai tặng quà ủy lạo đến những người mang bệnh cùi tại 17 làng cùi của xã Dun, xã Ia H’lop huyện Chư Sê và làng PleiNgol xã H’neng huyện Dakdoa gần trùng với thời gian dự kiến của chúng ta cũng đến Chu Sê khánh thành bàn giao giếng và tặng quà cho hộ nghèo địa phương. Do ta cũng chỉ đi ít người đại diện nên chúng ta kết hợp cùng đi chung vì thế cũng thật tiếc có những vật phẩm (áo ấm, quần áo…) chuẩn bị sẳn buộc chúng ta phải để lại vì phía Bạc Liêu đi xe 29 chổ và phải chở theo vật phẩm quà tặng chiếm hết xe mà cũng không còn ghế tróng. Cố gắng cũng chỉ mang thêm bộ quần áo thêu trời trang nữ, quần jean các loại, khăn choàng cổ, quần áo thiếu nhi, đồ chơi, bánh kẹo còn lại lương thực thực phẩm ta nhờ mua sẳn tại Chư Sê

        Ngày 11/6/2018, Đại diện Lá Bồ Đề đã đến thôn Kueng Đơn trong những cơn mưa lúc nặng lúc nhẹ kéo dài suốt nhiều ngày qua vì thế kế hoạch tặng quà tại khu giếng nước phải thay liên tục sao cho hợp lý với mục đích để bà con ít phải bị mưa ướt (vì giữa trời), rồi còn hàng hóa. Khi chúng ta đến tạ lễ tại giếng nước, vị Chủ tịch xã cũng thắp hương, ông đã đến đây từ rất sớm, chịu ướt mưa để lo chuẩn bị mọi việc cho buổi bàn giao giếng nước và tặng quà cho hộ nghèo qua đó ta cũng có thể thấy rằng sự mừng vui không chỉ ở riêng ai và theo phát biểu của ông giếng nước này là giếng thứ 3 của thôn nhưng chỉ có giếng này là thật sự phục vụ cho cộng đồng, việc kiểm nghiệm chất lượng nước cùng mô hình sân tắm giặt mà chúng ta thực hiện với ông đây là lần đầu tiên ông được biết, được thấy tại Chư Sê nói riêng và Tây nguyên nói chung và mô hình này rất thiết thực, ông sẽ chú tâm nhân rộng mô hình này.

  

        Sau nghi thức lễ bàn giao đơn giản, Chúng ta đã tiến hành tặng 75 phần quà đến hộ nghèo của thôn (thôn có 126 hộ) trong điều kiện không gian chật hẹp, mưa thì vẫn đang mưa và cũng vì thế phương cách làm việc cũng có thay đổi khác hơn bình thường, người thì chuẩn bị vật phẩm vào túi xách, người chuyển ra tặng theo dây chuyền hợp lý nên mọi việc diễn ra cũng nhanh gọn. Thương cái lưng của bạn Nhung, bạn Hợp phải làm việc trong điều kiện chật hẹp quá mức.

  

  

  

        Lần này chúng ta tặng chỉ 10 mặt hàng trong đó có 1kg thịt tươi được đóng gói hút chân không cẩn thận cùng savon Life Bouy 90gr (2 cục) do Bạc Liêu hỗ trợ, kèm 100 ngàn tiền mặt (phần ta 50 ngàn + với một ân nhân trong đoàn Bạc Liêu tặng thêm trực tiếp 50 ngàn), ít mặt hàng nhất từ trước đến nay nhưng nhiều cán bộ xã, thôn có nói “tặng xịn quá”. Cũng xin nói thêm chương trình lần này phần chính là giếng nước, việc tặng quà các ân nhân gửi ủng hộ quà bao nhiêu ta tự cân đối thực hiện bấy nhiêu.

        Sân tắm giặt không chỉ đơn thuần là tắm giặt, theo lời ông Kpa Mua trưởng thôn nơi đây đã  thành là nơi gặp nhau của làng, “ngày nào tụi nó cũng đến đây vừa chơi vừa tắm vui lắm, tắm ngày 3 lần luôn”. Chân thành cảm ơn nhóm từ thiện Sansan cùng tất cả các ân nhân gần xa gắn kết với những hoạt động nhân ái của Lá Bồ Đề đã cùng góp sức hiệp lực để giúp cho đồng bào nơi vùng cao, nơi nhiều năm qua phải sống trong điều kiện khan hiếm nước. Những hình ảnh mỗi ngày phải đi 5 – 10km để lấy “nước giọt” về ăn uống sẽ không còn tại thôn Kueng Đơn, nước đã có tại làng.

        Chi hội Lá Bồ Đề

Tin cũng được đăng tải trên báo Giác Ngộ ngày 12/6 và trên trang Truyền thông Pg ngày 13/6

CHI HỘI LÁ BỒ ĐỀ

Copyright © 2013 CHI HỘI LÁ BỒ ĐỀ.
Email : labode.tt@gmail.com
CellPhone: 0903.772426 (Liên hệ từ thiện)
Hoặc 0903.741788 (Liên hệ về Website).
FAX : (08)39203437 (Vui lòng liên hệ trước khi Fax).

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 92
Lượt truy cập: 9871894