An cư Kiết hạ, là truyền thống một nét đặc trưng cao đẹp của đạo Phật. là điều bắt buộc, bất luận tuổi đời, tuổi đạo...Là những ngày quan trọng có ý nghĩa rất lớn đối với người xuất gia (những Tăng Ni chính thức có đăng bạ Tăng Ni chúng)...Phật tử tại gia, chưa hội đủ phước duyên như các Chư Tăng – Ni những người đã xuất gia, nhưng là những người tu nhân, học Phật thấm nhuần việc cúng dường ngoại hộ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tu học của Chư Tôn Đức cũng chính bổn phận hộ trì cho Đạo Pháp, đó cũng là việc nhằm gieo trồng công đức, trưởng dưỡng bồ đề tâm trong mỗi người...
Lá Bồ Đề cúng dường Trường hạ 5 tỉnh Tây nguyên PL 2564 (2020)
Mùa An cư Kiết hạ, là truyền thống một nét đặc trưng cao đẹp của đạo Phật. Trong 90 ngày, chư Tăng– Ni sẽ qui tập về một nơi qui định (trú xứ) để nhập hạ “Tịnh nghiệp đạo tràng an cư”. Là những ngày quan trọng có ý nghĩa rất lớn đối với người xuất gia (những Tăng Ni chính thức có đăng bạ Tăng Ni chúng), là thời gian sống trong giới luật, sống trong chánh pháp chuyên lo tu học thúc liễm thân tâm trao dồi Giới, Định Tuệ nhằm giữ hạnh từ bi để phát triển trí huệ.
An cư Kiết hạ là điều bắt buộc, bất luận tuổi đời, tuổi đạo, đây là thời gian cấm túc với những giới luật khắc khe để trưởng dưỡng đạo tâm. Mỗi năm Kiết hạ, được nhận thêm một tuổi đạo (có chứng nhận hạ lạp, làm cơ sở để tính tuổi đạo). Ngoài nhập hạ, tùy theo đặc điểm từng nơi có thể chỉ “tùng hạ” nhưng những ngày Bố Tát bắt buộc phải về trú xứ qui định để tụng giới.
Hàng Phật tử tại gia, chưa hội đủ phước duyên như các Chư Tăng – Ni những người đã xuất gia, nhưng là những người tu nhân, học Phật thấm nhuần việc cúng dường ngoại hộ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tu học của Chư Tôn Đức cũng chính bổn phận hộ trì cho Đạo Pháp, đó cũng là việc nhằm gieo trồng công đức, trưởng dưỡng bồ đề tâm trong mỗi người trên con đường hành trì theo lời Phật dạy, làm nền tảng hướng đến quả vị Giác ngộ.
Đã từng đến với Tây nguyên, nơi có đầy cái nắng, cái gió và đầy cái khó. Với các tự viện nơi vùng bán sơn địa cũng không ngoại lệ với nhiều những khó khăn, Chư Tăng Ni vẫn bám trụ để hoằng pháp những nơi này có thể nói là sự dũng mãnh tâm huyết bởi không chỉ là tu tập mà còn phải lo "tự cung tự cấp" và có khi chùa còn phải lo ngược lại cho Phật tử địa phương. Có lẽ vì vậy nên Chư Tăng Ni nơi Tây nguyên không nhiều như phía đồng bằng miền nam và đó cũng là lý do vì sao chúng ta luôn hướng đến cao nguyên. Cũng nói thêm, trong quá trình liên hệ chuẩn bị cho chương trình cũng như khi đoàn đến, chúng ta cảm nhận được rõ ràng hơn, Tây nguyên những nơi ấy vẫn đang chờ đoàn đến, cả sự bất ngờ về thông tin đoàn sẽ đến lan truyền qua cả những tỉnh khác.
Một chuyến hành trình dài, thời gian thì có giới hạn, lại phải di chuyển nhiều liên tục, khá vất vả nhưng mọi người đều vượt qua nhẹ nhàng bằng chính bồ đề tâm của mình. Bởi ai cũng hiểu, ta đang thực hiện một việc ý nghĩa và đang đến với những nơi cần nhưng lại ít có đoàn đến, ngay như Bình Phước, một nơi không xa Sài gòn là bao .
Qua đây xin chân thành tri ân công đức của tất cả đạo hữu gần xa đã phát tâm, cùng nhau hiệp lực để cùng nhau làm nên chuyến hành hương cúng dường Trường hạ đến 5 tỉnh Tây nguyên với tổng kinh phí bao gồm tịnh tài và tịnh vật là trên 250 triệu đồng. Với 23 mặt hàng là lương thực vật dụng. Riêng phần tịnh tài cúng dường đến mỗi Hạ trường là 13.500.000đ (theo kế hoạch ban đầu). Kèm phần cúng dường thêm mỗi nơi 1 triệu đồng của Thiền tự Viên Hạnh (xã Phước Bình huyện Long Thành) và trong chuyến đi đã có sự phát tâm thêm 10 triệu đồng, nên tổng số tịnh tài chính thức của đoàn tiến cúng đến mỗi hạ trường là 15.500.000đ (riêng cúng dường Tam bảo chùa Pháp Hoa là 6 triệu đồng). Ngoài ra, còn có sự phát tâm trực tiếp cúng dường thêm của các đạo hữu trong đoàn tại mỗi nơi không dưới 7 triệu đồng.
Bản công khai tài chính đến từng chi tiết thu và chi cùng phân bổ vật phẩm đã in thành văn bản gửi đến mọi người trong chuyến đi. Để xem phần tài chính mời các bạn vào mục tài chính (TC) của Website
Với 90 đạo hữu, sau chặng hành trình suốt đêm hơn 600km. Sáng ngày 25/7 (mùng 05 tháng 6 năm Canh Tý) đoàn đến Kontum. Bắt đầu hành hương đến với các Hạ trường
Tỉnh Kon tum . Trước khi bắt đầu cúng dường Trường hạ, điểm đầu tiên của chương trình, đoàn cũng đã đến cúng dường Tam Bảo tại chùa Pháp Hoa.
Tại Tổ đình Huệ Chiếu, Hòa thượng Thích Quảng Xả, Phó Trị sự GHPGVN , Trưởng ban Trị sự PGVN tỉnh đã quan lâm chứng minh, nạp thọ, ban đạo từ, ca ngợi công đức của đoàn dù có nhiều khó khăn nhưng đã cùng nhau hiệp lực và không quản ngại đường xa, để đến vùng rừng núi cao nguyên cúng dường hộ trì cho chư Tăng Ni.
Tại Tịnh xá Ngọc Hòa, Ni trưởng T.N Diện Liên, Trưởng phân ban Ni giới tỉnh đã chứng minh cho đoàn.
Từ đây đoàn về tỉnh Gia Lai, đến chùa Bảo Sơn, Ni trưởng Thích Nữ Hạnh Nguyện, Trưởng phân ban Ni giới tỉnh đã chờ để chứng minh cho buổi lễ tác pháp cúng dường (dù đang là giờ Trí tịnh). Ni sư tán vương và nói rõ về công năng, công đức vô cùng to lớn mà các đạo hữu đã và đang cùng nhau thực hiện.
Tại chùa Bửu Thắng, Tiến sĩ, Hòa thượng Thích Tâm Tường nguyên Trưởng ban Trị sự PGVN tỉnh Gia Lai đã quan lâm chứng minh. Thật cảm động, dù sức khỏe yếu nhưng Hòa thượng, vẫn đã chờ đón đoàn dù đang là giờ trí tịnh… Sau khóa lễ, Ht vẫn không nghỉ mà đến thăm hỏi từng Phật tử và chờ để tiễn đoàn.
Sau khi dùng cơm trưa tại Bửu Thắng, đoàn hành trình về Daklak, đến chùa Dược Sư tiếp tục cúng dường Trường hạ. Sau khi dùng cơm chiều, đoàn về nhận phòng nghỉ đêm.
Sáng ngày 26/7, đoàn đến chùa Sắc tứ Khải Đoan. Thượng tọa phó trụ trì chùa Khải Đoan đã chứng minh buổi lể tác pháp cúng dường. Từ đây đoàn tiếp tục hành trình về Daknong.
Tại Dakmil, chùa Hoa Nghiêm, do có xe đến trước đến sau, vì Chư Tăng đang còn có trai tăng nơi hỏa đường, nhóm đến trước ngỏ ý quý Thầy lên hỏa đường trước đoàn sẽ chờ. Thật cảm động qua lời của Thượng tọa phó trụ trì “Ô không có gì phải ngại, Thầy lên hỏa đường sau, quý vị đi đường xa khó nhọc để tới đây, Thầy phải chờ chứ sao quý vị phải chờ Thầy…”.
Từ Hoa Nghiêm đoàn về Daksong đến chùa Phước Quang, thuộc xã Nam Ban. Sau 4 năm có được điểm Hạ dành cho chư Ni, năm nay lần đầu tiên chùa Phước Quang có thể đón chư Ni tỉnh Daknong về nhập hạ đúng nghĩa. Để có được ngày hôm nay là cả sự quyết tâm của Thượng tọa Thích Quảng Tuấn, Phó Trị sự GHPGVN, Trưởng ban Trị sự tỉnh cùng với tâm huyết của Sư cô Thích Nữ Nhuận Hiền, trụ trì chùa Phước Quang. Bửa cơm trưa đạm bạc đúng nghĩa tại chùa nghèo nơi vùng sâu nhưng thấm đậm tình nghĩa Thầy trò.
Từ Daksong, tiếp tục về Bình Phước. Tại chùa Quang Minh, Ni trưởng Thích Nữ Nhật Khương, Trưởng phân ban Ni giới tỉnh đã quan lâm chứng minh, Ni sư đã nêu lên công đức cúng dường đặc biệt là trong mùa An cư cũng như nói về công đức của những việc làm mà lá Bồ Đề đã thực hiện trong nhiều năm qua.
Sau khi dùng cơm chiều, đoàn đến thị trấn Chơn Thành, đến chùa Hưng Long, điểm Hạ trường Tăng của tỉnh Bình Phước, cũng là điểm cuối của hành trình Trường hạ 5 tỉnh Tây nguyên. Sau buổi lễ cúng dường, Thượng tọa Thích Thịnh Cường, Trụ trì chùa Hưng Long đã khởi niệm cùng chư Tăng dẫn chúng cùng niệm 3 biến “Chú Đại Bi” để hồi hướng và hoàn mãn. Giữa không gian tỉnh lặng, tiếng chuông mõ quyện cùng giọng đọc của đại chúng tạo nên âm thanh vang rền uy nghiêm.
21 giờ thì đoàn về lại đến nơi xuất phát. Một lần nữa xin chân thành tri ân công đức của tất cả đạo hữu gần xa đã cùng nhau hiệp lực làm nên chuyến cúng dường ý nghĩa lần này
Tin về chuyến đi cũng đã được đăng tải trên báo “Tình thương Việt” “ Giác ngộ” đăng tải ngày 28/7/2020
Chi hội lá Bồ Đề