Chào mừng đến với website của Chi Hội Lá Bồ Đề thuộc Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo Tp.HCM                                                                                            Hạnh phúc là khi biết sẻ chia.                                                                                                    Người trồng cây Hạnh người chơi  -  Ta trồng cây Đức để đời về sau

Tin mới nhất

Thông báo

SẺ CHIA YÊU THƯƠNG 2021

Vào tận thôn làng, nơi thì như trên đồi, trên rẻo cao, nơi thì dưới thung lũng, có những làng cảm giác như biệt lập. Có đi mới thấy, có đến mới hiểu hết cảnh sống nghèo khó, cơ cực của bà con đồng bào. Là những thôn làng ở Di Linh, Lâm Đồng nhưng tại nơi đó ta có cảm giác như đang ở đâu đó rất xa, có nơi bà con không biết đến cụm từ “đoàn từ thiện”...330 phần quà dành cho đồng bào 13 làng thuộc 5 xã huyện Di Linh

ĐẾN VỚI ĐỒNG BÀO NGHÈO NƠI NHỮNG VÙNG SÂU DJIRINH

        Sau 4 ngày khảo sát thực tế với sự trợ giúp của các bạn thiện nguyện địa phương và Soeur giám đốc trại phong Di Linh. Vào tận thôn làng, nơi thì như trên đồi, trên rẻo cao, nơi thì dưới thung lũng, có những làng cảm giác như biệt lập.  Có đi mới thấy, có đến mới hiểu hết cảnh sống nghèo khó, cơ cực của bà con đồng bào. Là những thôn làng ở Di Linh, Lâm Đồng nhưng tại nơi đó ta có cảm giác như đang ở đâu đó rất xa, có nơi bà con không biết đến cụm từ “đoàn từ thiện”. Chợt nghĩ sao bà con phải sống như thế, sao bà con có thể chịu đựng được như thế

        Nói đến địa danh Di Linh ai cũng biết. Rất gần nhưng rất xa bởi hầu hết chỉ đi qua, ít người biết rằng phía sau phố thị, lẫn giửa những khu nhà nơi thôn làng tiêu biểu, vẫn còn có nhiều hộ đang phải sống trong nghèo khó, bệnh tật, nói chính xác là họ đang phải sống dưới mức nghèo khổ.

        Một chuyến thực tế ghi nhận quá nhiều những câu chuyện đau lòng, những hoàn cảnh thương tâm. Xoay quanh cũng bởi tại nghèo, bệnh tật, thiếu hiểu biết. Vì thiếu hiểu biết do túng quẩn do bệnh tật, hay cần đầu tư phân bón, nước tưới cây trồng, riêng mướn nước tưới 1 giờ 300k/ngày 3 lần (thực tế tưới đủ cho hoa bung trái mỗi lần tưới phải 2 tiếng). Để tưới khoảng 3 sào café mỗi ngày đồng bào phải có ít nhất 1 triệu đồng, lấy đâu ra, tưới nợ thì sớm muộn cũng rơi vào thảm cảnh . Với người bán sức lao động thì vay để có cái ăn trước rồi làm trả sau, hay làm công trừ nợ, trả nợ hoài cũng không hết, bởi nợ nặng lãi, lãi chồng nợ…(lãi thấp nhất là 30%) dẫn đến mất đất mất nhà. 1 phụ nữ chỉ vay 28 triệu để trị bệnh cho cháu (đơn thân nuôi 4 cháu) đã 2 năm, vừa mới được chủ nợ thông báo dọn đi chổ khác họ đến lấy nhà lấy đất. Tiếp xúc, chúng tôi có hỏi không có tiền trả, chủ nợ có la gì không, thật thương chỉ vì không có kiến thức khi bà ấy nói “chu nơ tốt lám, noi khong co tiên ho cươi, noi ghi sô rôi đi vê”. Chỉ vì phải sống để rồi vướng vấn nạn nợ nặng lãi dẫn đến mất đất mất nhà xảy ra nhiều nơi vùng cao nguyên, nhưng giới chức trách nhiệm chưa thấy ai quan tâm để hỗ trợ hay giải cứu cho đồng bào.

        Để có được 5 – 10 kg gạo là cả hành trình gian lao mà với chúng ta đó là chuyện không tưởng (tìm lá “bép” loại lá có thể bán được phải 2 ngày vào rừng xa 30km kiếm được khoảng 7 – 10 bó khoảng 70k – 100k) chợ thì tiêu thụ rất ít, chỉ có thể mang đến Soeur để đổi gạo (nhưng đi về từ khoảng 80km) (nói là đổi thực chất là cho, vì lá bép trong ngày bán không được mấy với giá 10k/kg, ăn thì ăn không xuể)

        Cuộc sống của đồng bào chủ yếu làm thuê cuốc mướn cho rẫy café của người Kinh, mà café năm nay đang báo hiệu thất mùa (mấy năm liên tiếp thất thu), chủ rẫy không cần chăm sóc đầu tư thêm, nên đồng bào cũng không có việc để làm thuê. Cuộc sống vốn đã khổ lại lâm cảnh bần cùng hơn. Nghèo, khó, khổ có lẽ đang là đỉnh điểm và còn kéo dài khi liên tục những năm qua cuộc sống đã khó càng khó hơn nó đã trở thành vòng xoáy đói nghèo có thể nhấn chìm bất cứ lúc nào cho hy vọng một cuộc sống tốt hơn . Nhưng sống bà con vẫn phải sống, phải thích nghi để sống dù cuộc sống có thể đang còn dưới mức nghèo khổ rất xa

        Đang là mùa giáp hạt, cũng đang trong giai đoạn đói kém và theo đồng bào sẽ còn kéo dài, hy vọng đến mùa café năm sau sẽ có được việc làm, có thể có cái ăn nhưng nợ cũ vẫn đang chất chồng

        Để kịp thời giúp bà con. Biết rằng giúp cần câu sẽ hữu ích hơn cho con cá, nhưng ai có thể làm được cần câu đúng nghĩa phù hợp từng vùng, điều kiện của từng nơi, hay cuối cùng hành động có nghĩa cũng trở thành vô nghĩa. Dù không giúp ích được gì nhiều nhưng đang lúc đói kém triền miên, lúc đang cần có cái ăn, được ăn no, được ăn ngon dù chỉ 5 – 10 ngày là hết nhưng ít ra bà con cũng có những ngày được sống trong hạnh phúc. Hạnh phúc đôi khi chỉ từ những điều giản đơn như thế. Nhiều người vẫn nói “Cho đi sẽ còn mãi”. Vâng đúng, khi chúng ta đến với đúng người đang cần

Quà từ thiện, nhiều người khá ngạc nhiên khi thấy những con cá tươi, ngon nhu thế này

        Ngày 23/4/2021, Lá Bồ Đề đã đến với đồng bào nơi đại ngàn, mang 330 phần quà sẻ chia cùng đồng bào vùng sâu đang sống tại 13 làng thuộc 5 xã của huyện Di linh. Đây là những hộ do chúng ta trực tiếp chọn qua lần đến khảo sát thực tế. Đến vùng sâu, đến đúng người, đúng chỗ với chúng ta đó không là mỹ từ mà nhiều người vẫn thường dùng. Qua số liệu trên phần nào cũng nói lên quan điểm của LBĐ chúng ta không nặng số lượng phần mà nặng về chất lượng phần, nói cách nào đó “cho cũng không uổng công một lần đi cho, bà con không uổng công một lần đi nhận quà từ thiện”. Hơn nữa, công sức tiền của từ những tấm lòng gửi trao, phải được đặt đúng người cần. Một niềm vui nhỏ nhưng đó sẽ là một hạnh phúc lớn đối với những người thật sự nghèo, bệnh tật.

        Với tổng kinh phí ước tính trên 300 triệu đồng, gồm 26 mặt hàng (chính thức), trong đó có 13 mặt hàng là lương thực, thực phẩm thiết yếu (ta chú trọng vì bà con đang cần cái ăn) và 13 mặt hàng là vật dụng cần thiết, kèm tiền mặt của đoàn và của 2 thành viên tặng thêm (mỗi phần quà bà con nhận được 200k không kễ còn có những thành viên khác tặng thêm trực tiếp).

        Trong điều kiện kinh tế đang có nhiều khó khăn do dịch bệnh, qua đó thể hiện tấm lòng nhân ái, bao dung sẻ chia cùng những người khốn khó . Xin chân thành tri ân đến tất cả . Bản công khai tài chính thu và chi đến từng chi tiết đã in thành văn bản gửi đến mọi người trong chuyến đi.

        Để xem chi tiết tài chính đã cập nhật, mời các bạn xem nơi mục tài chính của Website. Folder “TC sẻ chia yêu thương 2021”

        Do địa bàn trải rộng, mỗi nơi số hộ được chọn không nhiều, nên chúng ta phải chọn 2 điểm trung gian để tập trung, sao cho bà con dễ biết để đến nhận quà.

        05 giờ 15 ngày 23/4/2021 đoàn khởi hành hướng về Lâm Đồng, đúng theo kế hoạch 11 giờ thì đến điểm thứ 1 tại Giáo sở Hòa Bắc. Cha sở Paul Tường Long chuẩn bị rất chu đáo phục vụ buổi tặng quà của đoàn. Tại đây ta dành tặng 200 phần quà đến đồng bào K’Ho các thôn Ko Rum 1, Ko Rum 2 và Lơ Oòn. Ngoài ra còn có thêm 5 suất quà riêng dành cho 5 hoàn cảnh đặc biệt, Ngoài phần quà như bình thường, 5 hộ này còn nhận thêm 2 áo khoác ấm, 1 tấm đấp (vải nguyên tấm dày, có thể dùng làm màn che), 1 áo chemise, 1 kem đánh răng và thêm 1 triệu đồng.

        Tại mỗi nơi tặng quà, đoàn đều luôn có những phần quà nhỏ bánh kẹo, sữa, đồ chơi dành cho các em thiếu nhi

        Khi đang tặng quà, cơn mưa nhẹ nhiều người chúng ta, bà con bị ướt nhưng công việc vẫn trôi chảy, vẫn vui cười dù cũng có những bất tiện nhất định nhưng cơn mưa ấy không là gì cả so với cơn mưa sau khi chúng ta đã hoàn thành công việc tặng quà tại đây và lúc ấy đoàn đã đến điểm 2 tại Djong Djo và đang dùng cơm trưa thì cơn mưa to kèm gió lốc thổi bay gần như tất cả mái che. Sẽ thật là khủng khiếp nếu bằng ấy con người vẫn còn ở đó mà tool bay tá lả như máy chém. Ơn trên đã đã trợ cho chúng ta

        Dùng cơm trưa xong lúc ấy cũng 14h30, mọi người tập trung triển khai công việc tại điểm Djong Djo (Đồng Đò, điểm 2) trong tiếng cồng chiêng chào mừng của đội cồng chiêng Đồng Đò .

        Tại đây ta tặng 130 phần quà đến đồng bào các làng Gia Bắc 1, làng Djọe, Ka Quyn, R’Đạ, Hàng Làng, Tân Lâm, Tân Thượng, Gung Ré, Đập Rạ và Djong Djo (10 làng của 4 xã). Tại đây cũng có 6 phần quà tặng thêm đến những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

        Để chuẩn bị cho buổi tặng quà, các bạn tại Di Linh theo kế hoạch chuẩn bị mái che trên sân đất rộng. Nhưng khi mái che đã dựng thì nhận thấy nếu mưa thì hang hóa cũng ướt hết, sình lầy… Nên đã chuyển qua nhà văn hóa thôn (Không dám triển khai ra sân sẽ thoáng hơn vì thấy có đám mây mưa đang đe dọa). Công việc tặng quà trong không gian chật hẹp nên có rất nhiều bất tiện bất tiện, nhưng cũng phải ứng biến thích nghi .

        Khi đang phát quà, thì cơn mưa ấp đến. Bà con nhận quà xong cũng ở lại trú mưa, tắt đường làm mọi việc phải đình lại. Chờ đợi, do đó thời gian để hoàn thành 130 phần quà kéo dài hơn bình thường và cũng do đó đoàn đến Đà lạt nghỉ cũng muộn hơn dự kiến

        Đoàn có 1 ngày ở Đà lạt

        Ngày 25/4, rời Đà Lạt khởi hành về lại Sg. Đoàn cũng đã đến thăm mái ấm Tín Thác, gửi những món quà nhỏ để cùng chung tay với các Soeur dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt nuôi dạy các bé bị bỏ rơi.

        Một mái ấm mà theo nhận định của nhiều người đây cũng là một nơi nuôi dạy nghiêm túc, với ước vọng hồng ân tín thác, trong vòng tay nồng ấm bằng tình yêu thương, sứ mạng phụng sự của người nữ tu để những sinh linh bé nhỏ bất hạnh có được một cuộc đời mới tốt hơn. Các em đang có những ngày hạnh phúc

        Ngoài những vật phẩm (theo đề xuất của mái ấm), đoàn đã trao tổng cộng số tiền 16 triệu đồng.

        Đoàn về đến Sài Gòn lúc 19 giờ 30. Kết thúc hành trình chia sẻ yêu thương. Một chương trình từ thiện kết hợp nghỉ dưỡng tham quan.

           Chi hội lá Bồ Đề

CHI HỘI LÁ BỒ ĐỀ

Copyright © 2013 CHI HỘI LÁ BỒ ĐỀ.
Email : labode.tt@gmail.com
CellPhone: 0903.772426 (Liên hệ từ thiện)
Hoặc 0903.741788 (Liên hệ về Website).
FAX : (08)39203437 (Vui lòng liên hệ trước khi Fax).

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 43
Lượt truy cập: 9548820